Được sở hữu một ngôi nhà là mơ ước của nhiều người, nhất là đối với thế hệ trẻ hiện ngày nay. Nhưng sẽ là MUA NHÀ sẽ trở thành một “cơn ác mộng” nếu bạn không tính toán kỹ nếu bạn phạm vào những sai lầm dưới đây. Nếu bạn đang có dự định sẽ mua nhà trong tương lại.
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới dưới đây để tránh những sai lầm đáng tiếc có thể sảy ra nhé.
Sai lầm mua nhà đầu tiên: Mua nhà
Ai cũng mong muốn một căn nhà, một căn hộ cao cấp, thuộc hạng sang chảnh với đầy đủ tiện nghi luôn là những mục tiêu mà giới trẻ hướng đến. những kiểu nhà đó luôn có sức thu hút với khách hàng lớn hơn so với những căn hộ giá rẻ, căn hộ thứ cấp hay nhà ở xã hội,… Nhưng bạn nên biết, giá trị sẽ luôn đi chung với giá cả, mỗi dự án biệt thự, căn hộ chung cư, nhà phố đã được chủ đầu tư hoạch định cho những đối tượng khách hàng khác nhau. Nên bạn phải xem xét tính toán kỹ, thật vô lý nếu bạn có “1 đồng” muốn mua một căn nhà giá “5 đồng” điều đó là rất khó hoặc là sẽ phải trả giá rất lớn để sở hữu được căn nhà như vậy.
Những căn hộ cao cấp hay nhà phố thường có giá bán cao vì chúng mang lại cho người mua những tiện ích tuyệt vời.
Mua nhà sau nhiều năm tích góp đây là một ý kiến hay, để sở hữu một ngôi nhà vừa phải với nguồn tài chính đang có. Nhưng ngày nay lại có nhiều trường hợp, họ lại tìm kiếm những căn nhà cao cấp có giá trị gấp nhiều lần so với mức ngân sách mà họ đang có để chi mua. Có nhiều khách hàng chấp nhận đi vay mượn trước để có thể sở hữu căn hộ cao cấp rồi sau đó rơi vào tình cảnh “GỒNG LƯNG TRẢ NỢ”. Cũng có những trường hợp không thể trả nổi cộng với áp lực lãi suất tăng cao, lãi mẹ đẻ lãi con. Họ đã phải tính đến đường bán đi chính ngôi nhà họ mới mua để trả nợ.
Khách hàng nên cân nhắc những điều sau trước khi mua nhà.
- Tính toán xem xét nguồn tài chính mà bạn đang có hiện tại là bao nhiêu, cũng có thể huy động từ nguồn tiết kiệm, lương thưởng hay các khoản hỗ trợ từ gia đình, người thân,… để đưa ra phân khúc nhà đủ với khả năng của bạn.
- Có thể vay thêm từ các ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính, nếu khoản vay không quá lớn và bạn có đủ khả năng để trả cả GỐC và LÃI SUẤT hàng tháng. Tất nhiên bạn phải tính dư ra hơn 30 – 50% chi phí cho sinh hoạt, và những chi phí phát sinh khác.
- Chọn một ngồi nhà vừa phải, thay vì lựa chọn những căn hộ hay ngôi nhà đắt đỏ tại thành phố, thì bạn có thể di chuyển ra những khu ngoại ô xung quanh. Với số tiền mà bạn có được, bạn có thể lựa chọn những ngôi nhà hiện đại và sang trọng theo bạn thích. Tuy nhiên bạn cũng phải tính toán đoạn đường di chuyển, không qua xa mức cho phép. Nếu không sẽ có những bất lợi trong việc di chuyển.
Sai lầm mua nhà thứ hai: cùng một thời gian vừa mua nhà, rồi lại mua xe.
Bạn sẽ gặp nhiều áp lực tài chính, và cả những khoản lãi suất ngày càng tăng cao, nếu như bạn vừa mua nhà rồi lại vừa mua xe, hay mua những đồ có giá trị cáo khác, có khả năng trong thời gian ngắn bạn sẽ bị “vỡ nợ”
Vậy nên chọn mua nhà hay mua xe?
Đừng tin vào những quảng cáo hấp dẫn mà quên vị trí của bản thân mình đang ở đâu, có nhiều doanh nghiệp kinh doanh họ đưa ra nhiều chương trình mua hàng giá thấp, ưu đãi,… để có thể thu hút thêm lượng khách hàng mua nhà. Đây là sai lầm của nhiều người việt nếu suy nghĩ rằng mình vừa có thể sở hữu được nhiều thứ cùng một lúc.
Có một bí mật trong kinh doanh bạn nên biết đó là ” không có doanh nghiệp nào chịu bán phá giá” về những sản phẩm của họ. Tất cả điều là chiến lược kinh doanh của họ. Khi bạn mua được với giá rẻ ở hiện tại tức là bạn sẽ phải trả một thứ khác tương đương trong tương lai.
Vậy nên bạn nên lưu ý là:
- Ưu tiên của mình luôn là sự lựa chọn đầu tiên? Mua nhà, mua xe hay một thứ khác cần được tính toán kỹ khả năng có thể chi trả.
- Chỉ cần thời gian bạn sẽ sở hữu thêm những thứ khác. Nên đừng nóng vội mà hãy chờ đợi khi có đủ tài chính.
Xem thêm: Top 8 lưu ý quan trọng sẽ giúp bạn mua nhà trong vài năm.
Sai lầm mua nhà thứ ba: Bạn đang mắc quá nhiều “NỢ”
Nếu bạn đang có một khoản nợ, thì hãy khoản vội mua nhà, cân nhắc thật kỹ đến việc mua nhà vì tài chính mua nhà không nhỏ. Sẽ chỉ khiến bạn thêm áp lực tài chính nếu bạn cứ cố gắng mua nhà, trong khi đang nợ. Trong tương lai có khả năng bạn sẽ vừa nợ lại vừa mất nhà khi bạn vỡ nợ.
Đang nợ mà quyết định vay thêm mà khả năng thánh toán không đủ là thiếu sáng suốt
Nhưng nếu nhất định phải mua thì bạn nên biết những điều sau đây.
- Ngân hàng, các tổ chức tài chính sẽ đánh giá mức độ nợ hay điểm tín dụng tài chính của bạn, sau đó quyết định có bạn vay hay không cho vay để mua nhà. Nếu như ngân hàng từ chối, bạn có thể coi đó là một điều “may mắn”, và đừng cố gắng vay thêm.
- Ngoài ra, có thể ngân hàng cho bạn vay nhưng với lãi suất cao hơn để dự trù trường hợp bạn không có khả năng trả nợ.
- Có thể bạn sẽ sẽ mất tất cả khi vỡ nợ.
Bạn nên xem xét những điều sau.
- Hãy cố gắng trả nợ hoặc giảm nợ đến mức tối thiểu khi bạn đang nợ, để có thể vay lại khoản vay khác từ ngân hàng nếu mua nhà, và đồng thời cân đối tài chính phù hợp cho một cuộc sống ổn định và ít rủi ro cho bạn và gia đình bạn. Như vậy áp lực tài chính sẽ được giảm bớt.
Sai lầm mua nhà thứ tư: “NÓNG vội MẤT khôn”
Vội vàng chi tài chính để mua sắm đồ nội thất cho căn nhà mới, khi chưa ký hợp đồng giao dịch nhà đất mà chỉ nhận được lời hứa từ bên bán bằng một “văn bản” thì đã cho rằng mình đã sở hữu căn nhà. Đến khi giao dịch bị hủy hoặc không hoàn thành được vì những lý do khác nhau thì mới “vỡ mộng” và “đống” đồ nội thất lại nằm một chỗ chờ đợi một căn hộ chung cư khác.
Vì vậy khách hàng nên nhớ những điều sau khi mau nhà:
- Chỉ mua các đồ nội thất, trang trí khi ký xong hợp đồng mua bán, chuyển nhượng được chứng thực bởi các cơ quan có thẩm quyền.
- Tìm đến một số đơn vị thiết kế, trang trí nội thất để có được một căn hộ đẹp nhất mà bạn không phải tốn thời gian tự mình chuẩn bị, và đầu tư những cái không phù hợp.
Xem thêm: Kinh nghiệm mua nhà trong 8 bước
Sai lầm mua nhà thứ năm: Thiếu quỹ dự phòng khi cần “khẩn cấp”
Có quỹ dự phòng là rất quan trọng, vì quỹ dự phòng như là một yếu tố để bảo vệ cho một giao dịch an toàn và thành công, sẽ là một trong những yếu quyết định việc mua nhà của bạn có tiến triển tốt đẹp hay không? khi có một vài lý do nào đó khiến tài chính của bạn không đủ.
Vậy chuẩn bị quỹ dự phòng như thế nào?
- Quỹ dự phòng có thể là khoản tiền mà bạn đã tiết kiệm được trước đó.
- quỹ dự phòng có thể đến từ các quan hệ gia đình hoặc sự hỗ trợ từ bạn bè, đồng nghiệp,…
Bạn nên có một kế hoạch chi tiêu đúng mực, tiết kiệm hợp lý để hoàn thành mục tiêu mua nhà. Để có một quỹ dự phòng ổn định trong quá trình mua nhà. Đây sẽ là sự chuẩn bị vững vàng đề phòng mọi chuyển có thể xảy ra.
Nếu muốn biến việc “mua nhà” trở thành cơn ác mộng cuộc sống trong tương lai của bạn và gia đình bạn. Hãy tính toán kỹ càng và cẩn thận trước khi quyết định dùng một số tiền lớn để mua nhà. Tránh tình trạng “còng lưng trải nợ” hay “vỡ nợ” trong tương lai.
Trên đây trường hợp thực tế đã xảy ra của rất nhiều người đã mua nhà, vậy nên bạn hãy nhận lấy những kinh nghiệm này để quyết định “mua nhà” một cách khôn ngoan, tránh tình trạng “Tiền mất tận mang” Nhé, hy vọng những thông tin mà chúng tôi mang lạ sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức mua nhà. Để đưa ra những lựa chọn phù hợp nhất nhé. Cảm ơn bạn đọc.
Đôi nét về Homeseek
Homeseek chúng tôi nghiên cứu và cập nhật các dự án BĐS miền tây từ các phân khúc cao đến phân khúc thấp, chúng tôi có hơn 500 dự án BĐS chọn bạn lựu chọn.
Với quỹ đất sạch đã trở nên khan hiếm tại các thành phố lớn như ngày này thì các khu vực lân cận như vùng Đồng bằng sông cửu long là giải pháp tốt hiện này.
Chúng tôi có các dự án về Phân khúc đất nền tại An giang, Long xuyên, cần thơ , Long an…Hãy theo dõi chúng tôi để cập nhật những thông tin nhà đất cũng như các dự án mới nhất tại thị trường Bất động sản miền tây nhé.
13:06, 30/06/2021