14:08, 23/08/2021
Cái duyên riêng của kiến trúc hiện đại Việt Nam
Danh mục: Kiến trúc nhà đẹp
nét độc đáo riêng của nền kiến trúc việt nam, những nét riêng làm nên kiến trúc việt nam, sự độc đáo trong nền kiến trúc việt nam, sự khác biệt giữ kiến trúc Việt Nam và kiến trúc hiện đại phương Tây.
- Những thiết kế nội thất sáng tạo cho ngôi nhà của bạn
- Top những mẫu thiết kế nhà kiểu nhật Bản đẹp nhất 2021
- Top những ý tưởng trang trí nhà đẹp nhất 2021
- Xu Hướng Màu Sắc Trong Thiết Kế Nội Thất Hiện Nay
- Các Tips Thiết Kế Cho Ngôi Nhà Nhỏ Xinh Của Bạn
Kiến trúc hiện đại giống như một thứ tiếng nước ngoài, nhưng khi đến với Việt Nam thì lại được phát âm theo âm sắc khác. Dần dần, nó đã trở thành một phần của ngôn ngữ kiến trúc Việt Nam, mang trong mình bản sắc riêng.
Trong những ngày đầu của kiến trúc hiện đại, có nhiều trường phái, quan điểm khác nhau về cách để tiến đến mục tiêu cốt lõi của nó. Kiến trúc hiện đại Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều của trường phái Beaux-Arts của Pháp. Beaux-Arts là một phong cách đứng ở ngã ba đường, chuyên sử dụng những vật liệu và kỹ thuật xây dựng mới của kiến trúc hiện đại để tái tạo lại đường nét của kiến trúc cổ điển và Gothic.
Tuy sinh ra, phát triển và rồi tàn lụi gọn trong thế kỷ XIX nhưng ảnh hưởng của Beaux-Art tới nền kiến trúc Việt Nam còn kéo dài đến tận ngày nay ở một số điểm như cột tròn và bình phong che nắng,...
Một ví dụ dễ chỉ ra để minh hoạ cho sự khác biệt giữa kiến trúc hiện đại ở Việt Nam và phương Tây là ngôi nhà hộp. Nếu bạn đi qua một khu dân cư được xây dựng từ giữa thế kỷ trước ở Anh, Đức hay Úc, chắc hẳn bạn sẽ nhận ra ở hai bên đường là những ngôi nhà nối đuôi nhau tăm tắp, có kích thước lẫn ngoại hình sàn sàn giống nhau. Đây là kết quả của việc kiến trúc hiện đại phương Tây đề cao tính thống nhất trong thiết kế, xây dựng và quy hoạch. Một người thuộc phương Tây xây nhà hộp thì đến cả màu sơn họ cũng cố gắng làm sao cho giống với hàng xóm của mình.
Trái lại, ở Việt Nam, ngay trên cùng một con phố thôi cũng thấy không nhà nào giống nhà nào. Nhà thì thụt vào, nhà thì lồi ra, nhà thì mái bằng, nhà thì mái dốc,… Và một trong những nét riêng rất cơ bản của người Việt Nam là đặc biệt coi trọng mặt tiền ngôi nhà, vì xem đây là cách gia chủ thể hiện cá tính của bản thân. Bởi vậy, không khó để bắt gặp những ngôi nhà có cách bố trí ban công, cửa sổ, chiều sâu của sàn nhà,… độc đáo.
Mọi người thường nghĩ rằng đây là biểu hiện của sự thiếu quy hoạch, thiếu kiếu thức, và thích thể hiện - ý kiến nào cũng có phần đúng cả. Nhưng nhìn từ góc độ khác, đây lại là biểu hiện của quan điểm về ngôi nhà nói riêng và công trình kiến trúc nói chung của người Việt Nam.
Kiến trúc hiện đại phương Tây coi ngôi nhà như là một công cụ để thoả mãn nhu cầu của người dùng. Trong khi đó, người Việt thì trái lại, họ coi ngôi nhà như là một phần cơ bản của cơ thể mình. Họ cũng muốn tối đa hóa tiện nghi sử dụng như ở phương Tây nhưng nhu cầu này cũng giống như là khi đi chọn áo vậy: Ai cũng muốn mặc áo vừa cỡ mình, nhưng đồng thời cũng phải thật chỉn chủ và bắt mắt.
3 tên tuổi trên chính là những người đã thiết kế khách sạn Caravelle (toà nhà cao hơn 10 tầng đầu tiên tại Sài Gòn); trụ sở Ngân hàng Việt Nam Thương Tín và cao ốc 22 - 24 đường Gia Long,… Những công trình này có một số điểm chung và đã trở thành cá tính riêng của kiến trúc hiện đại Việt Nam như mặt tiền nhiều lớp, sử dụng gạch hoa để lát tường.
Công trình tiêu biểu nhất của phong cách kiến trúc hiện đại Việt Nam chính là Dinh Độc Lập. Đây là tác phẩm của ông Ngô Viết Thụ (1926 - 2000), kiến trúc sư nổi tiếng nhất Việt Nam thời đó. Ông là người châu Á duy nhất từng giành được học bổng Khôi nguyên La Mã và theo học tại Viện Hàn lâm Pháp ở Rome. Dinh Độc lập do ông thiết kế được hoàn thành năm 1966.
Dinh Độc Lập vừa là kết quả của nhiều năm kiến trúc hiện đại được áp dụng thử nghiệm tại các biệt thự, vừa là dấu hiệu báo trước cho sự phổ biến của phong cách này với các công trình cả công lẫn tư. Nhiều công trình lớn khác ở miền Nam khi đó như bệnh viện Thống Nhất đều đi theo lối thiết kế của Dinh Độc Lập với cấu trúc hình hộp và mặt tiền hai lớp với cửa sổ ở mỗi bên. Dần dần, phong cách kiến trúc này lan tỏa đến các đường phố và trở thành những ngôi nhà liền kề quen thuộc.
Vì vậy mà kiến trúc hiện đại ở Việt Nam hoàn toàn xứng đáng được trân trọng, bảo tồn, gìn giữ và phát huy. Không nên để xảy ra câu chuyện buồn như đã kể tại phần đầu của bài viết, khi mà chính những người Việt Nam lại coi một công trình kiến trúc đẹp, với cá tính riêng của người Việt là sản phẩm có được nhờ bàn tay sáng tạo của “ông Tây”.
(Nguồn: https://reatimes.vn/)